Mẫu smartphone tương lai của Lenovo dường như được thiết kế để bắt kịp các mẫu concept của mọi loại "điện thoại đeo cổ tay", có khả năng uốn cong thành vòng khác mà chúng ta từng thấy. Điều thú vị là, trong phần giới thiệu vắn tắt của hãng điện thoại Trung Quốc, màn hình của nguyên mẫu smartphone đời mới ít nhất cũng hoạt động ổn định.
Mẫu máy tính bảng đi kèm smartphone "lai" đồng hồ của Lenovo cũng được đánh giá là khá đặc biệt. Thay vì gập đôi vào trong như một quyển sách, nó gập ngược ra ngoài, mang tới cho người dùng 2 màn hình hiển thị nhỏ hơn: một ở mặt trước và một ở mặt sau.
Theo nhà sản xuất, khi gập lại, mẫu máy tính bảng nói trên về cơ bản hoạt động giống như một phablet (thiết bị lai giữa máy tính bảng và smartphone), có thể gọi điện thoại và thực hiện các tác vụ khác giống như một máy tính bảng cỡ 10 inch bình thường.
Bạn hiện có thể quan sát hoạt động của bộ đôi sản phẩm nói trên bằng cách tua lại phần giới thiệu phát trực tiếp của Lenovo trên Youtube.
Thông tin từ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho hay, nhận lời mời của Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), đoàn công tác của Học viện do TS. Vũ Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Học viện làm Trưởng đoàn vừa tham dự Hội thảo quốc tế lĩnh vực thương mại hóa công nghệ toàn cầu diễn ra từ ngày 1/6 - 3/6/2016 tại Hàn Quốc.
Trong chuyến thăm này, Học viện đã ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Thương mại toàn cầu (GCC) và Chương trình CNTT toàn cầu (ITTP) thuộc Viện KH&CN tiên tiến Hàn Quốc - KAIST để trở thành đầu mối chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam với Viện KAIST.
Được biết trước đó, vào cuối tháng 4/2016, Học viện và Trung tâm Thương mại toàn cầu, Chương trình CNTT toàn cầu thuộc Viện KAIST đã có có buổi làm việc tại Hà Nội nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác.
" alt=""/>PTIT là đầu mối chuyển giao công nghệ giữa DN Việt với Viện KH&CN Hàn QuốcNhư ICTnews đã thông tin, những ý kiến trao đổi giữa Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng với Giám đốc Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) Lâm Nguyễn Hải Long ngày 28/5 vừa qua đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người đối với vấn đề lương, thu nhập của kỹ sư CNTT Việt Nam hiện nay.
Cụ thể, tại cuộc gặp này, khi Bí thư Đinh La Thăng hỏi về mức lương của giám đốc QTSC, ông Long cho biết lương của ông hiện là 24 triệu đồng/tháng. Bí thư liền nói: “Lương của giám đốc một công ty quản lý công viên phần mềm kiểu mẫu cả nước, đứng top đầu khu vực mà chừng đó thì sao được. Lương cậu phải 10 lần như thế thì mới xứng đáng, mới có động lực làm việc”. Còn với thông tin được ông Long chia sẻ về mức lương của 1 kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm 3 năm làm tại QTSC từ 8 - 10 triệu đồng, Bí thư Đinh La Thăng cho rằng: “Lương 8 - 10 triệu đồng mà làm phần mềm thì sao sống được, chỉ bằng công nhân may. Người ta chỉ có thể ở nhà mình, ăn cơm nhà nấu, đi xe buýt đi làm, chứ ở nhà trọ thì không đủ sống”.
![]() |
Trao đổi với ICTnews về những nhận định nêu trên của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty CP NetNam - một doanh nghiệp đã có bề dày hơn 20 năm trong ngành VT-CNTT Việt Nam cho rằng: “Chúng ta chỉ nên coi nhận xét của Bí thư Đinh La Thăng là nhận xét có tính chất “khái quát, đưa thông điệp”. Có lẽ Bí thư Thăng muốn động viên ngành CNTT và cho rằng thu nhập/lương là một trong những thứ cần cải thiện cho nhân lực CNTT. Tôi cũng đồng ý với một ý khác có trong phát biểu của Bí thư dịp này, đó là: phải theo kinh tế thị trường. Nhìn chung, cuối cùng thì lương hay thu nhập cũng do thị trường quyết định”.
Đề cập đến vấn đề thực tế hiện nay mức lương của kỹ sư CNTT tại Việt Nam là bao nhiêu, ông Vũ Thế Bình cho biết, thông tin về lương, thu nhập thường được coi là thông tin có ít nhiều tính riêng tư, do đó các doanh nghiệp chỉ cung cấp ở mức độ tổng quát. “Theo tôi được biết, thu nhập của các kỹ sư CNTT ở dải rộng, có thể từ 5 triệu đồng cho đến 30 - 40 triệu đồng, tùy vào vị trí công việc của nhân lực. Ngay cả với kỹ sư CNTT mới ra trường thì cũng có nhiều dải lương, phụ thuộc vào năng lực và công việc họ đảm nhận. Tất nhiên, lương và thu nhập còn phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nữa”, ông Bình nói.
" alt=""/>Tổng giám đốc NetNam: Nhiều kỹ sư CNTT vẫn đang “đủ sống”!